XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm.

Chúng tôi chuyên xử lý nước thải công nghiệp. Xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải y tế bệnh viện.

Xử lý nước thải nước dệt nhuộm là một trong những lĩnh vực xử lý nước thải. Đòi hỏi đơn vị thiết kế có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng trong ngành. Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư thiết kế nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nước thải cam kết sẽ mang lại giải pháp tối ưu nhất cho quý khách hàng. Giúp giảm chi phí đầu tư đồng thời hạn chế tối đa chi phí vận hành.

 Giới Thiệu Về Ngành Công Nghiệp Dệt Nhuộm.

Dệt nhuộm là ngành công nghiệp có mạng lưới sản xuất rộng lớn với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của ngành dệt nhuộm, mục tiêu đặt ra đến năm 2010 sản lượng đạt trên 2 tỉ mét vải, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,5 – 4 tỉ USD, tạo ra khoảng 1 triệu việc làm. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần cho sự phát triển, để ngành công nghiệp dệt nhuộm phát triển thật sự thì chúng ta phải giải quyết vấn đề Xử lý nước thải nước dệt nhuộm và khí thải một cách triệt để.

Tính Chất Nước Thải Dệt Nhuộm.

Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất. Nhưng đồng thời xả ra một lượng nước thải bình quân 12 – 300 m3/tấn vải. 

ớc thải từ các xí nghiệp dệt nhuộm rất phức tạp, nó bao gồm cả các chất hữu cơ, các chất màu và các chất độc hại cho môi trường.

Các chất gây ô nhiễm bao gồm:

– Tạp chất tách ra từ xơ sợi, như dầu mỡ, các hợp chất chứa nitơ, các chất bẩn dính vào sợi (trung bình là 6% khới lượng xơ sợi).

– Các hóa chất dùng trong quá trình công nghệ: hồ tinh bột, tinh bột biến tính, dextrin, aginat, các loại axit, xút, NaOCl, H2O2, soda, sunfit… Các loại thuốc nhuộm, các chất phụ trợ, chất màu, chất cầm màu, hóa chất tẩy giặt. Lượng hóa chất sử dụng đối với từng loại vải, từng loại mầu là rất khác nhau và phần dư thừa đi vào nước thải tương ứng.

  •  Đối với mặt hàng len từ lông cừu, nguyên liệu là len thô mang rất nhiều tạp
    chất (250-600 kg/tấn) được chia thành:
  • 25-30% mỡ (axít béo và sản phẩm cất mỡ, lông cừu)
  •  10-15% đất và cát
  •  40-60% mưối hữu cơ và các sản phẩm cất mỡ, lông cừu.

Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm.

Mỗi công đoạn của công nghệ có các dạng nước thải và đặc tính của chúng. Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm

Về nguyên tắc xử lý nước thải dệt nhuộm có thể áp dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp cơ học.
– Phương pháp hóa học.
– Phương pháp hóa – lý.
– Phương pháp sinh học.

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm.

Thông thường sẽ dựa vào độ màu, nồng độ COD, để chọn mudul chính trong công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm.

Sau đây là công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm với độ màu trung bình với thông số như sau:

Thông số nước thải dệt nhuộmThông số nước thải dệt nhuộm

Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm

Song chắn rác.

Xử lý nước thải nước dệt nhuộm cần loại bỏ các vật có kích thước lớn như: lá khô, cành cây nhỏ, mảnh vụn… Ngoài ra, trong nước thải dệt nhuộm chứa nhiều xơ sợi li ti nên sau song chắn rác ta cần bố trí lưới chắn mịn. Nước qua song chắn có vận tốc khoảng 0.6 m/s.

Bể điều hòa.

Nhằm điều hòa lưu lượng và ổn định nồng độ cho công trình xử lý phía sau. Trong bể  điều hoà của hệ thống Xử lý nước thải nước dệt nhuộm có thiết bị định lượng hóa chất nhằm ổn định pH về khoảng 6.5-8.5.

Bể điều hòa được cấp khí nhờ hệ thống đĩa sục khí đặt dưới đáy. Công tác sục khí nhằm tạo dòng khuấy trộn và duy trì tình trạng xáo trộn liên tục trong bể.

Bể phản ứng.

Sử dụng để hòa trộn các chất với nước thải nhằm điều chỉnh độ kiềm của nước thải. Tạo ra bông cặn lớn có trọng lượng đáng kể và dễ dàng lắng lại khi qua bể lắng I. Ở đây sử dụng phèn nhôm để tạo ra các bông cặn vì phèn nhôm hòa tan trong nước tốt, chi phí thấp.

Bể lắng I.

Giữ lại phần cặn lơ lững (SS) có trong nước thải. Các bông cặn lớn được tạo ra từ bể phản ứng sẽ được lắng ở đây.  bể lắng I sẽ làm giảm tải lượng chất rắn cho công trình xử lý sinh học phía sau.

Bể Aerotank.

Aerotank hay còn gọi là bể bùn hoạt tính với sinh trưởng lơ lửng. Trong đó quá trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Các vi sinh vật dùng chất nền (BOD) và chất dinh dưỡng (N, P) làm thức ăn, chuyển hóa chúng thành chất trơ không tan và tạo ra tế bào mới.

Quá trình chuyển hóa đó được thực hiện đan xen và nối tiếp nhau cho đến khi không còn thức ăn cho hệ vi sinh vật nữa. Nước thải sau khi xử lý sinh học hiếu khí được đưa qua bể lắng II.

Bể lắng II..

Bùn sinh ra từ bể Aerotank và các chất lơ lửng sẽ được lắng ở bể lắng II, nước thải sau lắng được dẫn vào bể tiếp xúc. Lượng bùn sinh ra từ bể lắng II sẽ được xả vào bể chứa bùn.

Bể nén bùn.

Cặn tươi từ bể lắng I và bùn hoạt tính từ bể lắng II có độ ẩm tương đối cao. Bể nén bùn có nhiệm vụ làm giảm độ ẩm của bùn, sau đó bùn được đem đi xử lý.

Máy ép bùn

Sau khi bùn qua bể nén bùn nó sẽ tiếp tục được chuyển vào máy ép bùn. Tại đây thực hiện quá trình làm ráo phần lớn nước trong bùn sau khi đã qua bể thu bùn. Nồng độ cặn sau khi làm khô trên máy đạt từ 15% – 25%.

Bể tiếp xúc( khử trùng bằng clorin).

Khử trùng nước bằng clo nhằm tiêu diệt vi sinh trước khi đưa nước đã qua xử lý ra hệ thống thoát nước chung, lượng vi khuẩn giảm khoảng 99%. Hóa chất dùng để khử trùng là nước Clo.

nước thải sau xử lý đạt QCVN nước thải dệt nhuộm.

QCVN nước thải dệt nhuộmQCVN nước thải dệt nhuộm

Các hình ảnh công trình trong hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm,

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt NhuộmHệ thống giải nhiệt trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dệt Nhuộm 4000m3/ngày

Song chắn rác Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộmSong chắn rác Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm

hoá lý xử lý nước thải dệt nhuộmhoá lý xử lý nước thải dệt nhuộm

Fenton xử lý nước thải dệt nhuộm

Leave Comments

0905 829 461
0905829461