Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm

Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm.

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm, là công tác bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm.

Giới thiệu ngành chế biến thực phẩm.

Với sự phát triển của xã hội. Nhu cầu về thực phẩm tươi sống hay thực phẩm khô đóng hộp ngày càng cao. Với quá trình hình thành và phát triển. Cho thấy ngành chế biến thực phẩm ngày càng lớn mạnh. Đây là ngành tạo ra giá trị hữu dụng cao, được sử dụng hàng ngày.

Ngành chế biến thực phẩm mang lại việc làm cho người lao động. Mang lại thu nhập cho người sản xuất và quốc dân. Mang lại giá trị sử dụng cho người dùng. Có thể nói đây là ngành nghề rất cần thiết cho nhu cầu sống hàng ngày.

xong bên cạnh các mặt tích cực. Vấn đề về môi trường cũng là vấn đề đáng lo ngại. Nhất là vấn đề xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Xử lý nước thải chế biến thực phẩmXử lý nước thải chế biến thực phẩm

Các lĩnh vực trong chế biến thực phẩm.

Trong ngành chế biến thực phẩm, có cách ngành nghề cụ thể như: chế biến xúc xích-lạp xưởng, chế biến nước mắm, chế biến bánh kẹo, chế biến mì tôm, chế biến rau củ quả, chế biến bánh phở…

Nguồn Gốc Phát Sinh Nước Thải Thực Phẩm

Xử lý nước thải chế biến thực phẩm là xử lý nước thải phát sinh từ các nguồn sau:

Nước thải sinh hoạt của công nhân viên, từ khu nhà vệ sinh, khu vực bếp nấu ăn…
Nước thải sản xuất bao gồm nước từ quá trình sơ chế, rửa nguyên liệu, vệ sinh máy móc trong nhà máy,vệ sinh thiết bị chế biến, vệ sinh nhà xưởng…
Đặc điểm chung của nước thải chế biến thực phẩm là chứa nhiều hợp chất hữu cơ, hàm lượng N, P, dầu mỡ, độ cặn cao.

Tuỳ thuộc vào lĩnh vực sản xuất đặc thù của ngành sản xuất thực phẩm. Mà thành phần chất thải có trong nước sẽ khác nhau. Và chúng tuỳ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, công nghệ chế biến.

Chứa hàm lượng Nito, Phospho cao.

Với những nguyên liệu là động vật , nước thải chứa hàm lượng protein, chất béo, và dầu mỡ cao.

Nồng độ các thành phân TSS, BOD, COD, vi khuẩn khá cao.

Một số loại nước thải thực phẩm có chứa độ mặn, màu, tinh bột.

Chứa chủ yếu các thành phần hữu cơ và ít các chất độc hại.

Thành phần nước thải chế biến thực phẩmThành phần nước thải chế biến thực phẩm

Với đặc trưng của thành phần của Nước thải ngành chế biến thực phẩm. chúng tôi đề xuất công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học là công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào, một số lĩnh vực chế biến thực phẩm có các thông số đặc trưng ô nhiễm cao như: hệ thống giết mổ gia xúc, chế biến hải sản, chế biến nước mắm …

Phải sử dụng phương pháp xử lý sơ bộ hóa lý như: keo tụ tạo bông, tuyển nổi DAF. Tiền xử lý bằng phương pháp cơ học như: song chắn rác tinh, bể lắng cát … Một số lĩnh vực chỉ cần hệ vi sinh thiếu khí và hiếu khí, nhưng một số cần hệ kỵ khí kết hợp.

Các Công Nghệ Xử Lý Nước Thải Chế Biến Thực Phẩm.

Hiện nay có nhiều công nghệ khác nhau để xử lý nước thải chế biến thực phẩm. các công nghệ sẽ được tách riêng hoặc phải kết hợp với nhau để xử lý, điều này phụ thuộc rất nhiều yếu tố.  Chúng tôi sẽ nêu ra một số công nghệ điển hình.

Công nghệ AAO  xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Toàn bộ nước thải phát sinh từ khu sản xuất chế biến thực phẩm sẽ theo hệ thống thu gom được dẫn về hố thu. Trước khi vào hố thu nước thải được dẫn qua song chắn rác để chắn rác có kích thước lớn (≥10mm). Nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống và tắc nghẽn bơm trong quá trình vận hành xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Bể lắng

Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô, nặng như: cát, sỏi, mảnh thủy tinh, mảnh kim loại, tro, than vụn… nhằm bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý sau.

Bể lắng cát ngang: Có dòng nước chuyển động thẳng dọc theo chiều dài của bể. Bể có thiết diện hình chữ nhật, thường có hố thu đặt ở đầu bể.

Bể tách mỡ

Đôi với nước thải chế biến thực phẩm. Tuỳ thuộc vào loại ngành nghề khác nhau, nguyên liệu đầu vào khác nhau. mà lựa chọn phương pháp tách mỡ sao cho hiệu quả và tối ưu chi phí.

Tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm là bể tách cạn nỗi hiệu quả nhất. Phương pháp này thường được sử dụng để tách các tạp chất phân tán không tan, tự lắng kém ra khỏi pha lỏng.

Với hàm lượng cao, khả năng kết dính thấp. Thời gian tự kết dính lâu thì lựa chọn bể tuyển nỗi là biện pháp bắt buộc.

Quá trình tuyển nổi trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm phụ thuộc nhiều vào bọt khí. Bắt đầu thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào trong pha lỏng. Các hạt khí kết dính với các hạt cặn có trong và khi lực nổi tập hợp các bóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt. Sau đó chúng tập hợp lại với nhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu.

Bể Điều Hoà

Điều hòa lưu lượng, nồng độ, tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình phía sau. Nhờ đó mà giảm kích thước thiết bị và khắc phục được những vấn để vận hành do sự dao động lưu lượng hay quá tải, nâng cao hiệu suất của các quá trình sau.

Bể Kỵ Khí

Bể lọc sinh học kị khí có tác dụng loại bỏ phần lớn các thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải ( BOD, COD, SS,…).

Mầm bùn vi sinh đưa vào ban đầu là bùn tự hoại, phân chuồng và vi sinh hoạt hoá đặc thù. Bùn chết từ bể lọc sinh học kị khí sẽ được rút dẫn vào bể chứa bùn bằng hệ thống bơm bùn.

Bể Thiếu khi

Trong bể thiếu khí, với đa dạng các chủng loại vi sinh vật có tính tùy nghi chuyên cho xử lý nước thải chế biến thục phẩm sẽ xử lý hàm lượng Nito có trong nước, giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tế bào mới.

Lượng Nitơ (Nitơ Amoni) trong nước thải hòa trộn vào gây nên hàm lượng cao sẽ làm mất cân đối thành phần dinh dưỡng (BOD/N/P). Và gây ngộ độc hoặc kìm hãm đối với vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm.

Do vậy quá trình Oxy hóa NH4 -> NO3 và khử Nitơ NO3 -> N2 là nguyên nhân tất yếu để chọn công nghệ nói trên.

Đây là quá trình bắt buộc nhằm giảm được Nitơ trong công nghệ xử lý nước thải

Bể Hiếu Khí

Nước thải chế biến thực phẩm sau khi qua quá trình xử lý sinh học thiếu khí.  Hàm lượng lớn các chất hữu cơ được giảm đi, từ đây nước được dẫn đến bể Aerotank. Trong hệ thống công nghệ AAO xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Bể Aerotank diễn ra quá trình sinh học nhờ các vi sinh vật hiếu khí.

Lượng khí oxy được duy trì nhờ không khí cấp từ máy thổi khí. Các vi sinh vật ở dạng hiếu khí (bùn hoạt tính) sẽ phân huỷ các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Sản phẩm sau quá trình này là các chất vô cơ ở đơn giản như: CO2, H2O… theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí → H2O + CO2 + Sinh khối mới +…

Hiệu quả xử lý nước thải chế biến thực phẩm của bể Aerotank đạt từ 75 ÷ 90%. Hệ này phụ thuộc vào các yếu tố như BOD, nhiệt độ, pH, nồng độ oxy, lượng bùn…

Nước thải chế biến thực phẩm sau khi qua bể Aerotank các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học bị loại bỏ hoàn toàn.

Bể lắng đợt 2

Trong hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm. Sau quá trình xử lý bằng vi sinh bùn hoạt tính. Bùn hoạt tính và nước hoà trộn từ bể Aerotank dẫn đến và tách ra nhờ bể lắng. Bùn hoạt tính vi sinh sẽ lắng xuống đáy, phần nước trong đưa qua máng trộn. Lượng bùn lắng xuống đáy, một phần tuần hoàn trở lại bể Aerotank và bể thiếu khí. Phần bùn dư sẽ được xả định kỳ qua bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Nước thải sau bể lắng bùn vẫn chứa một lượng lớn vi sinh vật. Do đó, khử trùng là giai đoạn cuối cùng trong giai đoạn xử lý trước khi ra nguồn tiếp nhận. Bể khử trùng có tác dụng xáo trộn, khuếch tán đều hóa chất khử trùng vào trong nước thải. Mục đích cho nước thải và hóa chất có đủ thời gian tiếp xúc với nhau. Hoá chất khử trùng sẽ phá hủy tế bào và tiêu diệt các loại vi sinh vật  gây bệnh.

Leave Comments

0905 829 461
0905829461